TÂM THUẦN KHIẾT
(Osho - Dhammapada Con đường của Phật)
Chúng ta là điều ta nghĩ.
Mọi điều ta là đều nảy sinh bằng ý nghĩ của chúng ta.
Mọi điều ta là đều nảy sinh bằng ý nghĩ của chúng ta.
Với ý nghĩ của mình chúng ta tạo ra
thế giới.
Nói hay làm với tâm trí không thuần
khiết.
Và đau khổ sẽ theo ta
Như bánh xe lăn theo trục kéo chiếc xe.
Chúng ta là điều ta nghĩ.
Mọi điều ta là đều nảy sinh bằng ý
nghĩ của chúng ta.
Với ý nghĩ của mình chúng ta tạo ra
thế giới.
Nói hay làm với tâm trí thuần khiết.
Và hạnh phúc sẽ theo ta
Như bóng không rời hình.
(Pháp Cú - Câu 1)
Chúng ta là điều ta nghĩ.
Mọi điều ta là đều nảy sinh bằng ý
nghĩ của chúng ta.
Với ý nghĩ của mình chúng ta tạo
ra thế giới.
Phải nói đi nói lại cho bạn rằng
các nhà huyền môn phương Đông tin rằng thế giới này là ảo tưởng. Điều đó đúng:
họ không chỉ tin rằng thế giới này là không thực, ảo tưởng, maya - họ biết rằng
nó là maya, nó là ảo tưởng, là mơ. Nhưng khi họ dùng từ samsara - thế giới - họ
không ngụ ý thế giới khách quan mà khoa học nghiên cứu; không, không chút nào.
Họ không ngụ ý thế giới của cây cối và núi non và và dòng sông; không, không
chút nào. Họ nói tới thế giới mà bạn tạo ra, thêu dệt ra bên trong tâm trí bạn,
bánh xe của tâm trí cứ quay và thêu dệt ra mãi. Samsara chẳng liên quan gì tới
thế giới bên ngoài.
Có ba điều cần được nhớ. Thế giới
thứ nhất là thế giới khách quan, điều khoa học nghiên cứu. Thế giới thứ hai là
thế giới của tâm trí, điều các nhà tâm lí nghiên cứu. Và thế giới thứ ba là bản
chất thật sự của bạn, vùng bên trong cốt lõi của bạn, cái ta bên trong của bạn.
Chỉ dẫn của Phật là hướng về cốt
lõi bên trong nhất của bản thể bạn. Nhưng bạn quá dính líu với tâm trí. Chừng
nào ông ấy chưa giúp bạn trở nên không bị mắc bẫy tâm trí, bạn sẽ chẳng bao giờ
biết được tới thế giới thứ ba, thế giới thực: bản chất bên trong của bạn. Do đó
ông ấy bắt đầu bằng phát biểu: Chúng ta là điều ta nghĩ. Đó là điều mọi người
đang vậy: tâm trí của người đó. Mọi điều ta là đều nảy sinh bằng ý nghĩ của
chúng ta.
Hình dung ra một chút rằng tất cả
ý nghĩ đã dừng lại... thế thì bạn là ai? Nếu mọi ý nghĩ dừng lại trong một khoảnh
khắc, thế thì bạn là ai? Không câu trả lời nào tới cả. Bạn không thể nói, “Tôi
là người Cơ đốc giáo,” “Tôi là người Tin lành”, “Tôi là người Hindu”, “Tôi là
người Mô ha mét giáo” - bạn không thể nói điều đó được. Mọi ý nghĩ đã dừng lại.
Cho nên Koran đã biến mất, Kinh thánh, Gita ... mọi từ đã dừng lại! Thậm chí bạn
không thể thốt ra tên bạn. Mọi ngôn ngữ đã biến mất cho nên bạn không thể nói bạn
thuộc vào quốc gia nào, giống nòi nào. Khi ý nghĩ dừng lại, bạn là ai? Trống rỗng
hoàn toàn, cái không, không - cái gì.
Chính bởi điều này mà Phật đã dùng
một từ lạ: không ai đã từng làm một việc như vậy trước đây, hay từ đó về sau.
Các nhà huyền môn bao giờ cũng dùng từ ‘ngã’ để chỉ cốt lõi bên trong nhất của
bản thể bạn - Phật dùng từ ‘vô ngã’. Và tôi hoàn toàn đồng ý với ông ấy; ông ấy
còn chính xác hơn rất nhiều, gần hơn với chân lí. Việc dùng từ ‘ngã’ - cho dù bạn
có dùng từ ‘Ngã’ với chữ hoa ‘N’ đi chăng nữa, cũng chẳng tạo ra khác biệt gì mấy.
Nó vẫn liên tục cho bạn cái cảm giác về bản ngã, và với chữ ‘N’ hoa nó có thể
còn cho bạn một bản ngã thậm chí lớn hơn.
Phật không dùng từ atma, ‘ngã’,
atta. Ông ấy dùng ngay từ đối lập: ‘vô ngã’, anatma, anatta. Ông ấy nói rằng
khi tâm trí dừng lại, không có cái ngã nào còn lại cả - bạn đã trở thành vũ trụ,
bạn đã tràn qua các biên giới của bản ngã, bạn là không gian thuần khiết, không
bị ô nhiễm bất kì cái gì. Bạn chỉ là tấm gương phản ánh cái không.
Chúng ta là điều ta nghĩ.
Mọi điều ta là đều nảy sinh bằng ý
nghĩ của chúng ta.
Với ý nghĩ của mình chúng ta tạo
ra thế giới.
Nếu bạn thực sự muốn biết bạn là
ai, thực ra bạn sẽ phải học cách dừng lại như một tâm trí, cách dừng suy nghĩ.
Đó chính là thiền tất cả là gì. Thiền có nghĩa là đi ra ngoài tâm trí, vứt bỏ
tâm trí và đi vào trong không gian được gọi là vô trí. Và trong vô trí bạn sẽ
biết chân lí tối thượng, dhamma - pháp.
Và việc chuyển từ tâm trí sang vô
trí là một bước, pada.
Và đây là toàn bộ bí mật của
Dhammapada.
Nói hay làm với tâm trí không thuần
khiết.
Và rắc rối sẽ theo ông
Như bánh xe theo trục kéo chiếc
xe.
Bất kì khi nào Phật dùng cụm từ
‘tâm trí không thuần khiết’ bạn có thể hiểu lầm nó. Với ‘tâm trí không thuần
khiết’ ông ấy ngụ ý tâm trí, bởi vì mọi tâm trí đều không thuần khiết. Tâm trí
như nó vậy là không thuần khiết, và vô trí là thuần khiết. Thuần khiết nghĩa là
vô trí; không thuần khiết nghĩa là tâm trí.
Nói hay làm với tâm trí không thuần
khiết - nói hay làm với tâm trí - và rắc rối sẽ theo ông... Khổ là sản phẩm phụ,
cái bóng của tâm trí, cái bóng của tâm trí ảo tưởng. Khổ là ác mộng. Bạn khổ chỉ
bởi vì bạn ngủ. Và không có cách nào thoát khỏi nó trong khi bạn còn đang ngủ.
Chừng nào bạn chưa thức tỉnh, ác mộng vẫn còn dai dẳng. Nó có thể thay hình đổi
dạng, nó có thể có hàng triệu dạng, nhưng nó sẽ còn dai dẳng.
Khổ là cái bóng của tâm trí: tâm
trí nghĩa là ngủ, tâm trí nghĩa là vô ý thức, tâm trí nghĩa là không nhận biết.
Tâm trí nghĩa là không biết bạn là ai và vẫn giả vờ rằng bạn biết, rằng bạn biết
cuộc sống được ngụ ý vì cái gì - không biết gì về cuộc sống và vẫn tin rằng bạn
biết.Tâm trí này sẽ đem lại khổ chắc chắn
như bánh xe theo trục kéo chiếc xe.
Chúng ta là điều ta nghĩ.
Mọi điều ta là đều nảy sinh bằng ý
nghĩ của chúng ta.
Với ý nghĩ của mình chúng ta tạo
ra thế giới.
Nói hay làm với tâm trí thuần khiết
Và hạnh phúc sẽ theo ta
Như bóng không rời hình.
Lần nữa, nhớ: khi Phật nói “tâm
trí thuần khiết” ông ấy ngụ ý vô trí. Rất khó dịch một người như Phật. Đấy gần
như là việc không thể được, bởi vì một người như Phật hay dùng ngôn ngữ theo
cách riêng của ông ấy; ông ấy tạo ra ngôn ngữ riêng của ông ấy. Ông ấy không thể
dùng ngôn ngữ bình thường với nghĩa thông thường, bởi vì ông ấy có cái gì đó
phi thường để truyền đạt.
Những từ ngữ thông thường tuyệt đối
vô nghĩa khi tham chiếu kinh nghiệm của Phật. Nhưng bạn nên hiểu vấn đề này. Vấn
đề là, ông ấy không thể dùng ngôn ngữ tuyệt đối mới được; không ai sẽ hiểu nó.
Vấn đề đối với Phật là ở chỗ hoặc
là ông ấy phải dùng ngôn ngữ của bạn như bạn dùng nó - thế thì ông ấy không thể
truyền đạt được kinh nghiệm của ông ấy chút nào - hoặc là ông ấy phải phát minh
ra ngôn ngữ mới không ai sẽ hiểu được. Cho nên mọi thầy vĩ đại sẽ dùng ngôn ngữ
của bạn, nhưng họ sẽ cho lời của bạn mầu sắc của họ, hương vị của họ. Cái chai
sẽ là của bạn, rượu sẽ là của họ. Và tưởng rằng bởi vì cái chai là của bạn, rượu
cũng là của bạn, bạn sẽ mang chúng hàng thế kỉ. Và có khả năng là, cứ tưởng rằng
đấy là rượu của bạn bởi vì chai của bạn, đôi khi bạn có thể uống nó, bạn có thể
trở nên say.
Đó là lí do tại sao rất khó dịch.
Phật dùng một ngôn ngữ được hiểu bởi những người xung quanh ông ấy, nhưng ông ấy
đã cho chỗ quanh co lắt léo vào từ ngữ theo cách tinh tế đến mức ngay cả người
đã biết ngôn ngữ này cũng không tỉnh táo, cũng không bị sốc. Họ tưởng họ đã
nghe theo ngôn ngữ riêng của họ.
Phật dùng từ “tâm trí thuần khiết”
cho vô trí, bởi vì nếu bạn nói ‘vô trí’, ngay lập tức điều đó trở thành không
hiểu được. Nhưng nếu bạn nói “tâm trí thuần khiết”, thế thì trao đổi nào đó là
có thể có. Dần dần, dần dần ông ấy sẽ thuyết phục bạn rằng tâm trí thuần khiết
nghĩa là vô trí. Nhưng điều đó sẽ cần thời gian; rất chậm rãi bạn phải bị bắt
và mắc bẫy vào một kinh nghiệm mới toàn bộ. Nhưng bao giờ cũng nhớ: tâm trí thuần
khiết nghĩa là vô trí, không thuần khiết nghĩa là tâm trí.
Bằng việc đặt các tính từ này,
không thuần khiết và thuần khiết, ông ấy đang thoả hiệp với bạn để cho bạn
không trở nên tỉnh táo quá sớm và trốn mất. Bạn sẽ phải bị quyến rũ, dụ dỗ. Mọi
thầy vĩ đại đều dụ dỗ - đó là nghệ thuật của họ. Họ dụ dỗ bạn theo cách mà dần
dần, dần dần bạn sẵn sàng uống bất kì cái gì, bất kì cái gì họ đưa. Trước hết họ
cung cấp cho bạn nước thường, thế rồi dần dần, rượu phải được trộn lẫn vào
trong nó. Thế rồi nước phải được rút dần ra... và một hôm nào đó bạn hoàn toàn
say sưa. Nhưng nó phải là một quá trình rất chậm rãi.
Khi bạn đi sâu hơn vào trong lời
kinh này bạn sẽ hiểu. Tâm trí không thuần khiết nghĩa là tâm trí, tâm trí thuần
khiết nghĩa là vô trí. Và hạnh phúc sẽ theo sau bạn nếu bạn có tâm trí thuần
khiết hay vô trí...
Khổ là sản phẩm phụ, phúc lạc cũng
là vậy. Khổ là sản phẩm phụ của việc đang ngủ, phúc lạc là sản phẩm phụ của việc
tỉnh thức. Do đó bạn không thể nào tìm và kiếm phúc lạc trực tiếp được, và những
người tìm và kiếm phúc lạc trực tiếp nhất định thất bại, mang định mệnh thất bại.
Phúc lạc có thể được đạt tới chỉ bởi những người không tìm kiếm phúc lạc trực
tiếp; ngược lại, họ tìm kiếm nhận biết. Và khi nhận biết tới, phúc lạc tới theo
cách riêng của nó, giống hệt như cái bóng của bạn, không rời bạn được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét