Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

TẠI SAO THIỀN KHÓ

                     TẠI SAO THIỀN KHÓ?



In meditation you are not to repress any thought. But it is difficult because your whole mind consists of judgments, theories, 'isms,' doctrines, beliefs. So one who is very deeply obsessed with any idea, a philosophy or a religion, cannot really enter into meditation. It is difficult because his obsession will become the barrier. So if you are a Christian or a Hindu or a Jain, it will be difficult for you to enter meditation because your philosophy gives you judgements. - This is good and that is not good, this has to be repressed, this is not to be allowed.

Trong thiền bạn không được kìm nén bất cứ ý nghĩ nào Nhưng điều đó là khó bởi vì toàn bộ tâm trí bạn chỉ gồm những phán xét, lý thuyết, những chủ nghĩa, triết thuyết, tín ngưỡng. Vì thế một người bị ám ảnh sâu với một hệ tư tưởng, một triết lý, hay một tôn giáo, không thể đi sâu vào thiền. Sở dĩ khó là vì những sự ám ảnh đó sẽ trở thành một rào cản. Nếu bạn là người Công giáo, hay Hindu, hay Jain, sẽ rất khó thiền vì triết lý đã trao cho bạn những phán xét – điều này tốt, điều kia không tốt, kìm nén cái này, cho phép cái kia.

All philosophies are repressive and all religions, all ideologies, are repressive, because they give you interpretations. They do not allow you to see life as it is. They force interpretations on it.

Tất cả những hệ thống triết lý đều là kìm nén, tất cả mọi tôn giáo, ý thức hệ là kìm nén, vì chúng trao cho bạn những diễn giải. Chúng không cho phép bạn nhìn cuộc sống thực như nó đang là vậy. Chúng áp đặt sự diễn giải lên nó.

One who wants to go deep into meditation has to be aware of this nonsense of ideology. Just be a simple man without any philosophy, with no attitude toward life. Just be a seeker - one who is in an inquiry, in a deep inquiry to know what life is. Do not force any ideology over and above it. Then it will be very easy to move into meditation.

Người nào muốn đi sâu vào thiền phải nhận ra sự vô nghĩa này của hệ tư tưởng. Chỉ là một người đơn thuần không có triết lý nào, không có thái độ với cuộc sống. Chỉ là một người tìm kiếm – người đang tìm hiểu, tìm hiểu sâu để biết cuộc sống là gì. Đừng ép buộc bất cứ hệ tư tưởng nào lên nó. Thế thì sẽ dễ dáng để đo vào thiền.

Because of this, the greatest meditator the world has ever known, Gautam Buddha, insisted that no ideology is needed, no philosophy is needed, no concepts about life are needed. Whether God is or is not is meaningless, irrelevant. Whether MOKSHA, liberation, exists or not is meaningless.Whether your soul is immortal or not is meaningless.

Vì điều này mà thiền nhân vĩ đại nhất được biết đến trên thế giới, Phật Gautama, đã quả quyết rằng không một hệ tư tưởng nào là cần đến, không triết học nào là cần đến, những khái niệm về cuộc sống là không  cần thiết. Cho dù có Thượng đế hay không cũng đều vô nghĩa. Cho dù có giải thoát có tồn tại hay không cũng đều vô nghĩa. Cho dù kinh hồn bạn có bất tử hay không cũng đều vô nghĩa.

Buddha was so much anti-philosophy not because HE was anti-philosophy, but because anti- philosophy can become the basic ground for a meditator to jump into the unknown. Philosophy means knowing something about the unknown without knowing it. It is just preconceptions, hypotheses, man-constructed ideologies.

Đức Phật rất chống triết học, không phải vì Người là phản-triết-học. Mà vì phản triết học có thể trở thành một nền tảng cơ bản cho một thiền nhân nhảy vào cái chưa biết. Triết học có nghĩa là biết một điều gì đó về cái chưa biết khi không thực sự biết nó. Đấy chỉ là những thành kiến, những giả thuyết, những hệ tư tưởng do con người dựng lên.

This is to be remembered as a very foundational fact: do not judge, let the mind flow easily. As the river flows, let the mind flow easily; just sit on the bank watching. And this watching should be pure - without any interpretations. Sooner or later, when the water has flown, when the repressed ideas have
moved, you will find gaps coming. A thought will go, and another thought will not be coming, and there will be a gap - an interval. In that interval, nothingness happens. In that interval you will have the first glimpse of your real face, of the original face.


Đây là diều phải được nhớ như là một hiểu biết nền tảng: không phán xét, hãy để tâm trí tuôn chảy dễ dàng. Sông tuôn chảy dễ dàng thế nào thì tâm trí tuôn chảy dễ dàng như vậy. Chỉ ngồi trên bờ quan sát. Và sự quan sát này phải là thuần khiết – không có diễn giải nào. Sớm hay muộn, khi nước đã tuôn chảy, khi những ý tưởng kìm nén đã di chuyển, bạn sẽ thấy nhưng khoảng trống đang đến. Một ý tưởng ra đi, ý tưởng khác chưa đến, và sẽ có một khoảng trống – khoảng lặng. Trong khoảng lặng đó, không có gì xảy ra. Trong khoảng lặng đó, bạn sẽ có sự thoáng nhìn đầu tiên về bộ mặt thực của bạn,  bộ mặt nguyên thuỷ.
OSHO 
(Book of the secrets V.1)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét